Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/08, giá dầu đóng cửa với mức giá cao nhất trong vòng hơn 1 tuần qua. Lo ngại về tác động tiềm ẩn đối với nguồn cung tại vùng vịnh Mexico khi cơn bão Idalia tấn công Florida trong tuần này đã hỗ trợ cho giá dầu. Ngoài ra, đồng USD suy yếu sau báo cáo việc làm của Mỹ cũng đã góp phần thúc đẩy lực mua.
Giá dầu đã ghi nhận một phiên biến động tương đối giằng co trước các thông tin trái chiều về nguồn cung, cùng sự thận trọng của các nhà đầu tư trong việc đánh giá bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Giá dầu biến động tương đối giằng co trong phiên giao dịch ngày 24/08, trước khi đóng cửa tăng giá, cắt đứt chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó. Rủi ro nguồn cung vật chất còn tiềm ẩn khả năng thắt chặt, đã thúc đẩy giá phục hồi nhẹ trở lại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/08, dầu thô ghi nhận phiên giảm giá thứ 3 liên tiếp trước các tín hiệu bù đắp tích cực hơn về phía nguồn cung, trong khi bức tranh vĩ mô tại một số quốc gia tiêu thụ lớn khá yếu. Cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,94% xuống 78,89 USD/thùng và dầu Brent chốt phiên ở mức 82,84 USD/thùng, giảm 1,02% so với phiên trước đó.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/08, dầu thô đã có phiên giảm giá thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh nguồn cung tại Iran có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, được kỳ vọng sẽ bù đắp một phần thiếu hụt từ các thành viên còn lại của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,6%, đánh mất mốc 80 USD/thùng khi chốt phiên với mức giá 79,64 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 0,48% xuống 83,69 USD/thùng.
Giá dầu mở cửa phiên giao dịch ngày 21/08 với lực mua mạnh mẽ, nhưng đã nhanh chóng đảo chiều giảm trở lại vào nửa cuối phiên và đóng cửa trong sắc đỏ. Cụ thể, giá dầu WTI chốt ngày tại mức giá 80,12 USD/thùng, tương đương với mức giảm 0,67%. Giá dầu Brent giảm 0,32% xuống mức 84,09 USD/thùng.