Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/9, giá dầu giảm từ mức đỉnh hơn 10 tháng do các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng và đóng trạng thái trước thềm diễn ra cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào đêm nay.
Giá dầu biến động tương đối giằng co trước khi kết phiên trong sắc xanh trong ngày giao dịch 18/9. Nguồn cung hạn hẹp và khó có sự bù đắp từ các quốc gia khác vẫn là yếu tố tạo động lực mua cho thị trường.
Kết thúc tuần giao dịch ngày 11/9 – 17/9, dầu thô ghi nhận tuần tăng giá thứ 3 liên tiếp, đạt đỉnh cao nhất trong 10 tháng khi các tổ chức năng lượng lớn trên thế giới dự báo thâm hụt nguồn cung cuối năm. Trong khi đó, tiêu thụ tại Trung Quốc tích cực, nền kinh tế Mỹ tiếp tục có những tín hiệu khởi sắc, cũng đã góp phần thúc đẩy lực mua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/09, giá dầu lấy lại đà tăng mạnh trong bối cảnh lo ngại nguồn cung thắt chặt vẫn là tâm điểm của thị trường có tác động lớn nhất tới giá. Cụ thể, giá dầu WTI tạo ra cột mốc mới khi vượt lên vùng 90 USD/thùng sau khi tăng 1,85%. Giá dầu Brent tăng gần 2%, chốt phiên với mức giá 93,70 USD/thùng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/09, giá dầu giảm nhẹ chủ yếu do báo cáo hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho xăng dầu Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tuần qua. Điều này phản ánh nhu cầu có dấu hiệu chững lại khi Mỹ đang ở cuối mùa tiêu thụ cao điểm, gây sức ép bán cho giá dầu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/09, thị trường năng lượng ghi nhận 4 trong tổng số 5 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Giá khí tự nhiên tăng vọt hơn 5% khi sản lượng trung bình 48 bang của Mỹ trong ngày hôm qua đang trên đà giảm 2,9 tỷ feet khối, xuống mức thấp trong 12 tuần là 99,8 tỷ feet khối. Mặc dù là dữ liệu sơ bộ và có thể sẽ có các điều chỉnh, nhưng đây ước tính là mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ tháng 12/2022.