Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/08, giá dầu phục hồi nhẹ sau chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp, một phần do lực mua bắt đáy của các nhà đầu tư sau khi giá dầu giảm xuống vùng hỗ trợ quan trọng. Mặt khác, triển vọng kinh tế tích cực tại Mỹ và kỳ vọng Chính phủ Trung Quốc có các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng đã hỗ trợ cho đà tăng giá. Đây là 2 quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.
Lo ngại về các điều kiện vĩ mô tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, đã tạm thời lấn át rủi ro về nguồn cung, kéo giá dầu nối dài đà giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/08, giá dầu WTI đánh mất mốc 80 USD/thùng sau khi giảm gần 2%, chốt phiên tại mức giá 79,38 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 1,7% xuống 83,45 USD/thùng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/08, toàn bộ 5 mặt hàng trong nhóm năng lượng đóng cửa trong sắc đỏ. Dẫn đầu là giá khí tự nhiên với mức giảm 4,87% khi các nhà phân tích dự báo nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ thấp hơn trong tuần tới, trong khi sản lượng sẽ cao hơn.
Giá dầu biến động tương đối giằng co trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 14/08, trước khi kết thúc với mức giảm nhẹ so với phiên trước đó. Lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạm của Trung Quốc đã gây áp lực cho giá dầu, nhưng rủi ro thâm hụt vẫn khiến giá neo ở mức cao so với trung bình năm nay.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/08, toàn bộ 5 mặt hàng trong nhóm năng lượng đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Dẫn đầu đà giảm là giá khí tự nhiên với mức lao dốc 6,62% xuống 2,76 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh.
Giá dầu thiết lập đỉnh mới sau phiên giao dịch ngày 09/08, đóng cửa ở mức giá cao nhất kể từ tháng 11/2022, khi kho dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh trong tuần trước. Bên cạnh đó, rủi ro thâm hụt trước tác động của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vẫn đang là nguyên nhân chính thúc đẩy đà tăng của giá.