Báo cáo của Tổng cục thống kê vừa công bố trưa nay, 29.8, cho thấy giá tiêu dùng tháng 9 tăng mạnh do nhóm hàng hoá xăng dầu và dịch vụ y tế.
Giá xăng tăng 2 lần trong tháng 9 đẩy CPI tăng cao
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, có tới 10 nhóm có chỉ số giá tháng 8 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,86% (dịch vụ y tế tăng 3,72%). Lý do được đưa ra là trong tháng, có 17 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15.3.2017 của Bộ Y tế (tác động làm CPI tăng khoảng 0,14%).
Bên cạnh đó, nhóm giao thông tăng 2,13% do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm ngày 4.8 và thời điểm ngày 19.8 (tác động làm CPI tăng khoảng 0,2%)... Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,06%; giá gas trong nước điều chỉnh tăng 8,91% từ đầu tháng 8; giá dầu hỏa bình quân tháng 8 tăng 5,14%; giáo dục tăng 0,57% (dịch vụ giáo dục tăng 0,51%) do trong tháng có 5 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư thực hiện lộ trình tăng học phí. Chỉ riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.
Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tăng 3,84% so với bình quân cùng kỳ năm 2016, tăng 1,23% so với tháng 12.2016 và tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 8 tăng 0,10% so với tháng trước và tăng 1,31% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng tăng 1,47% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.
TIN KHÁC
Chuẩn bị ban hành Quyết định mới về lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học(08/07/2025)
Thúc đẩy hợp tác về hàng không, nhiên liệu sinh học, thực phẩm với Brazil(08/07/2025)
BSR thử nghiệm thành công 2 loại dầu thô mới(07/07/2025)
Những nguyên nhân khiến CPI tháng 6 tăng 0,48%(07/07/2025)
“Quản trị tốt Kế hoạch Quản trị”: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2025(04/07/2025)