Công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng, dầu đã được các ngành chức năng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quản lý bên cạnh sự phối hợp hưởng ứng, chấp hành tốt của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu đã góp phần cho lĩnh vực phân phối, kinh doanh mặt hàng này ngày càng đi vào nề nếp, ổn định.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 99,86 tỷ USD, chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (25,33 tỷ USD); tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (25,24 tỷ USD), điện thoại các loại và linh kiện (9,56 tỷ USD), vải các loại (9,55 tỷ USD)...
Dịp cuối năm là thời điểm các hãng vận tải có xu hướng tăng giá vì nhu cầu tăng, nhiều chuyến lệch đầu cộng với việc tăng giá xăng liên tục, đột biến vận tải sẽ khó giữ được giá.
Theo công bố của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu (15 giờ ngày 20/12), ước quỹ bình ổn giá (BOG) của doanh nghiệp này còn dư 1.840 tỷ đồng.