Giá dầu ở mức thấp trong nhiều tháng qua đang khiến các công ty khai thác dầu mỏ của Mỹ lao đao. Để tìm đường thoát, ngoài việc phải giảm sản lượng khai thác, một số đã hối thúc quốc hội dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ.
Theo hãng tin AFP, ngày 15/10, Ba Lan đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc xây đường ống dẫn khí đốt đầu tiên từ Liên minh châu Âu (EU) tới các quốc gia Baltic bị cô lập và giảm bớt phụ thuộc năng lượng vào Nga cho các nước này.
Rất nhiều tàu chở dầu cỡ lớn đến Trung Quốc đang xếp hàng la liệt trên biển để chờ được dỡ hàng lên kho dự trữ đất liền vốn đang trong tình trạng không còn chỗ chứa.
Dự kiến Indonesia sẽ tái gia nhập Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vào tháng 12 tới, sự kiện làm khối này thêm “đau đầu” trong quyết định liệu có thay đổi mức trần sản lượng khai thác dầu hay không.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tục biến động và đã có lúc xuống dưới mức 45 USD/thùng, ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu của các nước chủ yếu dựa vào xuất khẩu mặt hàng chiến lược này, Venezuela đã đề xuất thành lập một cơ chế giá cả mới, theo đó quy định mức sàn giá dầu là 70 USD/thùng.