Đối với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, có thể nói dầu mỏ chính là vàng đen và nguồn sống giúp lá cờ đen của tổ chức này tồn tại, chính vì vậy sau một số điều tra gần đây dư luận bắt đầu đặt câu hỏi vì sao ngay cả khi Mỹ và các nước đồng minh tiến hành không kích dồn dập thì tổ chức khủng bố này vẫn có được nguồn thu đáng kể từ việc bán dầu.
Sau một năm gánh chịu những hậu quả nặng nề từ việc giá dầu thô sụt giảm mạnh, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cuối cùng đã giành lại thị phần và kiềm chế tăng trưởng sản lượng dầu mỏ của Mỹ.
Trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Mehr, Thứ trưởng Bộ Dầu khí kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn quốc gia Iran Roknoddin Javadi cho biết Tehran sẵn sàng đàm phán với các công ty dầu mỏ của Nga về nội dung khai thác các mỏ dầu và khí đốt ở biển Caspi.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 9, Nga đã xuất khẩu lượng dầu kỷ lục cho Trung Quốc. Đây là lần thứ 2 trong năm nay Nga vượt qua Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất sang Trung Quốc.
Ngày 21/10, hãng tin Reuters dẫn lời quan chức Cuba khẳng định Công ty dầu khí quốc gia Cupet đã lên kế hoạch khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển sâu thuộc lãnh hải nước này ở Vịnh Mexico vào cuối năm 2016 hoặc đầu 2017, bất chấp việc giá cả mặt hàng này đang xuống thấp.