Theo cam kết tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (Hiệp định ACFTA) và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (Hiệp định AKFTA), Việt Nam phải thực hiện Lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu (từ năm 2011 và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2024 đối với Hiệp định ATIGA; từ 1/1/2012 đến 31/12/2018 đối với Hiệp định ACFTA; từ 1/1/2012 đến 31/12/2021 đối với Hiệp định AKFTA).Đối với các Hiệp định thương mại hàng hóa còn lại, mặt hàng xăng dầu được bảo lưu ở mức thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (mức thuế MFN).
Ngày 28/7/2015, Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam lần thứ IV đã họp tại Hà Nội. Dự Hội nghị có 23 ủy viên Ban chấp hành. Với tinh thần dân chủ và trách nhiệm, Hội nghị đã thông qua báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 của Ban chấp hành Hiệp hội và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015:
Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng 6/2015 tăng 20% so với tháng trước nhưng giá xuất khẩu bình quân lại giảm nhẹ (2,6%). Lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng là 840 nghìn tấn, tăng 20%, trị giá đạt 404 triệu USD, tăng 16,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 6/2015, lượng xuất khẩu dầu thô đạt gần 4,7 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Do đơn giá bình quân giảm tới 47,7% nên trị giá xuất khẩu chỉ đạt 2,14 tỷ USD, giảm 46,3% (tương ứng giảm 1,85 tỷ USD).
Dầu thô: lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 700 nghìn tấn, giảm 11,1% với trị giá đạt 345 triệu USD, giảm 2,9% so với tháng trước do đơn giá bình quân dầu thô xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 5/2015 đạt khoảng 65 USD/thùng, tăng 9,2% so với tháng trước.
Theo thông tin từ Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2015 tăng 0,16% so với tháng 4 năm 2015, trong đó sự tác động của giá xăng dầu, điện, nước đến CPI đã thấy rõ ở 2 nhóm tăng cao nhất là nhà ở vật liệu xây dựng và nhóm giao thông, tăng lần lượt 1,27% và 1,02%