Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 01/8/2023-10/8/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kho dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh và trong bối cảnh OPEC vẫn lạc quan về triển vọng nhu cầu dầu mỏ, việc gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyên của Ả Rập Xê Út và Nga cùng với những lo ngại về nguồn cung do khả năng xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine ở khu vực Biển Đen đe dọa các chuyến hàng dầu của Nga, lo ngại về nhiên liệu ở Trung Quốc…các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu từ ngày 01/8 đến 10/8 có biến động tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng.
OPEC cho biết các nguồn năng lượng từ Nga chiếm 43% tổng nguồn cung cho Ấn Độ, riêng trong tháng Bảy vừa qua, mỗi ngày Ấn Độ nhập khẩu trung bình 1,9 triệu thùng dầu từ Moskva.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định rằng triển vọng của thị trường dầu mỏ thế giới sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm nay và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ mạnh mẽ trong năm 2024.
Dữ liệu gần đây cho thấy lĩnh vực tiêu dùng ở Trung Quốc rơi vào tình trạng giảm phát làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chiều 9/8 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố các quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực năng lượng, khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi Bộ Tài chính nội dung góp ý về Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).