Việt Nam thành ‘cường quốc’ lọc dầu?
01:37 SA @ Thứ Tư - 28 Tháng Mười Một, 2012

Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) sẽđầu tư dự án lọc hóa dầu ở Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) có vốn đầu tư lên tới28,7 tỷ USD, công suất 30 triệu tấn/năm. Cùng với các dự án trước đó, Việt Namhoàn toàn đang hướng đến một nước mạnh về lọc hóa dầu và xuất khẩu sản phẩmxăng dầu?

Vốn ở đâu?

Trước đó, Tập đoàn Khang Thông (Việt Nam) cùng Tập đoàn STFE và Công ty PTTES(Thái Lan) đã ký kết hợp đồng về dự án nhà máy lọc dầu Bình Định đặt tại Khukinh tế Nhơn Hội.

Theo dự kiến khi đó, nhà máy lọc dầu sẽ có công suất khoảng 12 triệu tấn/năm,trong đó giai đoạn 1 có công suất thiết kế là 6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nay bỗngdưng xuất hiện Tập đoàn PTT với "siêu" dự án 30 tỷ USD khiến không ítngười ngỡ ngàng.

Một số nguồn tin cho biết, PTT hiện có một dự án lọc dầu ở Thái Lan và tập đoànnày cũng đã được Chính phủ Thái Lan chấp thuận triển khai một dự án lọc hóa dầulớn ở miền Nam Thái Lan. Nhưng do những bất ổn về chính trị thời gian qua, PTTđã quyết định tìm kiếm địa điểm đầu tư khác và Việt Nam đã được lựa chọn.

PTT cũng đã từng được giới thiệu để tham gia dự án lọc hóa dầu Long Sơn nhưngtập đoàn này lại chọn Bình Định.

Với thực tế này, câu hỏi đầu tiên được đặt ra là làm thế nào để PTT thu xếpđược số vốn lớn như vậy? Theo PTT, số vốn của dự án lên đến gần 30 tỷ USD. Cácđối tác Việt Nam vốn chắc không có nhiều, như vậy PTT sẽ phải tìm kiếm đượcnhững đối tác có tiềm lực tài chính mạnh hoặc cần đến một định chế tài chínhlớn đứng ra cam kết cho vay.

Các ý kiến cho rằng PTT không phảilà tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, vì vậy việc tìm kiếm các đối tác, thuxếp tài chính không phải là chuyện dễ dàng.


Dự án lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), thành lập tháng 4/2008, với các đối tác têntuổi hàng đầu thế giới Idemitsu (Nhật Bản), Công ty Dầu mỏ quốc tế Cô Oét (làcông ty con của Công ty Dầu lửa Quốc gia Cô Oét), Công ty hóa dầu Mitsui (NhậtBản), nhưng tới nay tư vẫn chưa thể khởi công vì việc thu xếp tài chính lên đên7 tỷ USD không hề dễ dàng.

Theo một số chuyên gia, các nhà đầu tư quốc tế hiện rất hờ hững với dự án lọchóa dầu do lợi nhuận thấp, trong khi chi phí đầu tư quá cao dẫn đến rủi ro lớn.Theo tính toán, dự án lọc dầu phải có mức sinh lợi IRR (chỉ số hoàn vốn nộitại) từ 13%-17% mới đem lại hiệu quả, trong khi khả năng sinh lợi của bản thândự án chỉ khoảng 6%-8%.

Một số tính toán cụ thể cho thấy, hiện nay giá dầu thô đang tăng cao, lợi nhuậntừ lọc dầu chưa tới 20 USD/tấn dầu thô, vì vậy đầu tư vào lọc dầu được cho làkhông hấp dẫn.

Đa phần nhà đầu tư đều yêu cầu Chính phủ nước sở tại phải có các ưu đãi nhấtđịnh nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả tối thiểu cho dự án. Ngay như dự án lọc hóadầu Nghi Sơn sau khi được Chính phủ đồng ý gói ưu đãi về thuế, đất đai cơ sở hạtầng ngoài hàng rào nhà máy, khấu hao, ngoại hối, quyền phân phối của nhà đầutư nước ngoài... thì mọi chuyện mới suôn sẻ.

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ tìm kiếm được gói ưu đãi của Chính phủ.Hiện chỉ có những dự án lọc dầu thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhưDung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn nằm trong nhóm dự án quan trọng quốc gia, là đượcưu đãi.

Thậm chí, dự án hoạt động rồi vẫn cần được tiếp tục ưu đãi trong thời gian dàinữa. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện cũng đang được hưởng "giá trị ưuđãi" là 3% đối với sản phẩm hóa dầu, 5% đối với LPG và 7% đối với xăng dầukéo dài trong 10 năm.

Ngoài ra, còn phải đảm bảo nguồn dầu thô cho cả đời dự án, nguồn dầu thô cungcấp cho nhà máy lọc dầu sẽ lấy ở đâu? Đảm bảo nguồn dầu thô là nhân tố quyếtđịnh đến vận hành ổn định của dự án.

Dư thừa công suất?

Việt Nam mới có Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động với công suất 6,5 triệutấn/năm đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu xăng dầu cả nước. Thời gian tới nhà máy nàysẽ nâng công suất lên 10 triệu tấn/ năm.

Tiếp theo là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn chuẩn bị khởi công với công suất 10triệu tấn/năm sẽ đi vào hoạt động sau 5 năm xây dựng, cộng với dự án của Tậpđoàn Xăng dầu Việt Nam "thai nghén" đã lâu tại Vân Phong (Khánh Hòa)với công suất 10 triệu tấn/ năm. Tiếp theo là Long Sơn ( Bà Rịa Vũng Tàu) côngsuất 10 triệu tấn/ năm.

Nếu thêm dự án 30 triệu tấn/năm tại Bình Định thì nâng sản lượng xăng dầu củaViệt Nam lên 70 triệu tấn/ năm khiến cho lọc dầu Việt Nam dư thừa so với nhucầu tiêu dùng trong nước. Việt Nam lúc đó đứng vào hàng ngũ "cườngquốc" lọc dầu và xuất khẩu sản phẩm xăng dầu.

Chiến lược dầu khí VN, dự báo nhu cầu các sản phẩm lọc dầu trong nước, giaiđoạn 2011-2015 dao động trong khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn/năm, tổng nhu cầudự báo đến năm 2025 chỉ là 27 triệu tấn/năm.

Tổng công suất như trên đã cao gấp hơn 2 lần nhu cầu. Nếu không hướng tới xuấtkhẩu thì khó có hiệu quả.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Toản, nguyên Viện trưởng Viện dầu khí Việt Nam,Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, nhu cầu dầu thô trung bình củathế giới năm 2005 là 5 thùng/người/ năm. Năm 2005, nhu cầu dầu của Trung Quốclà 1,5 thùng/ người /năm và Thái Lan là 4,6 thùng/ người/ năm.

Giả thiết đến năm 2015 kinh tế Việt Nam phát triển bằng với Trung Quốc năm 2005và dân số 100 triệu người thì nhu cầu của ta lúc đó sẽ là 21 triệu tấn/năm, cònnếu bằng với Thái Lan (2005) thì nhu cầu sẽ là 65 triệu tấn/năm. Dự báo trongchiến lược 27 triệu tấn/năm cho năm 2025, tức là bằng khoảng hơn một nửa mứctiêu thụ của Thái Lan năm 2005, là quá thấp.

Hơn nữa, với trữ lượng dầu được công bố đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có thểxếp vào nhóm nước nghèo về tài nguyên dầu mỏ, thậm chí đến sau năm 2020 còn cóthể xếp vào loại rất nghèo về tài nguyên dầu mỏ. Nhóm nước nghèo này thườngchọn chiến lược phát triển hạ nguồn, dùng nguồn lợi từ lọc hóa dầu và dịch vụphân phối các sản phẩm lọc hóa dầu để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.

Phát triển lọc hóa dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới mục tiêu biếnnước ta thành "trung tâm cung ứng và dịch vụ xăng dầu cho thị trường khuvực (Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc...) là điều cần hướngtới bởi Việt Nam rất có lợi thế về vị trí địa lý. Thái Lan, một nước rất ít tàinguyên dầu mỏ đã xây dựng chiến lược dầu khí của mình theo hướng này. Bởi vậycông suất bao nhiêu không thành vấn đề.

Tuy nhiên, lực cản lớn vẫn là huy động vốn. "Việt Nam nằm trong khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương hiện có nhiều nhà máy lọc dầu và đang dư thừa công suất.Nếu các dự án không tính toán cẩn thận về hiệu quả, thì rủi ro sẽ khó tránhkhỏi, nhất là với các dự án sinh sau đẻ muộn, sẽ rất khó cạnh tranh với nhữngnhà máy đang hoạt động", ông Toản nói.

Nguồn: