Vì sao phát triển năng lượng của Canada không xứng với tiềm năng?
01:48 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Mười Một, 2012

(Petrotimes) - Từ câu chuyện vềFort McMurray - một thành phố nhỏ nổi tiếng bởi cát dầu ở tỉnh Alberta củaCanada, người ta có thể thấy câu trả lời cho câu hỏi “Để trở thành một người khổnglồ năng lượng, Canada cần gì?”. Đó là vốn, con người và đường ống dẫn.

Canada là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn hàng thứ 3 thế giới, chỉ sau ArậpXêút và Venezuela. Trong đó, tỉnh Alberta, miền Tây Canada là nơi tập trung trữlượng dầu khí nhất, kể cả từ đá phiến sét hay cát dầu, với trên 96 nghìn tỉ m3khí đốt tự nhiên và 420 tỉ thùng dầu - một con số khổng lồ. Và kể từ khi ở hầuhết các quốc gia giàu dầu mỏ nhất thế giới, trữ lượng dầu chủ yếu nằm dưới quyềnkiểm soát của nhà nước thì Canada trở thành nơi có trữ lượng dầu lớn nhất màcác công ty tư nhân được tự do đầu tư, theo Bộ trưởng Năng lượng tỉnh AlbertaKen Hughes.

Nhưng nhìn vào sản lượng 3,5 triệu thùng dầu/ngày năm 2011 của Canada - chưa bằngmột nửa so với Mỹ, mới thấy thật không xứng với tiềm năng dầu khí to lớn của quốcgia Bắc Mỹ. Ở đây, có một số vấn đề gây trở ngại cho hoạt động khai thác, pháttriển năng lượng của Canada. Đó là: địa chất, vốn, con người và ống dẫn.


     Khai thác cát dầu ở Canada rất phức tạp và tốn kém

Cát dầu của Canada chủ yếu tồn tại dưới dạng tích tụ bitumen, được Hiệp hội Cácnhà sản xuất dầu mỏ ở Canada (CAPP) mô tả là “cứng như một quả bóng khúc côn cầu”ở nhiệt độ 10oC. Để khai thác loại nhiên liệu này cần phải sử dụng phương phápđào mỏ chứ không phải phương pháp khoan dầu truyền thống và phải trải qua quátrình xử lý phức tạp trước khi cho ra sản phẩm cuối cùng là loại nhiên liệu lỏngcó thể sử dụng được. Lớp trầm tích trên bề mặt có thể tách bỏ dễ dàng nhưng đểkhai thác được lớp cát dầu phía dưới cần phải sử dụng công nghệ bơm hơi nướctách hắc ín khỏi cát, sau đó bơm hắc ín lên mặt đất.

Quá trình này tiêu tốn rất nhiều nước và khí gas tự nhiên để đun nóng nước và vấpphải lo ngại rằng, có thể gây ra nhiễm độc trên diện rộng với nước thải từ quátrình này. Nhưng khai thác cát dầu dù phức tạp và tốn kém, trong thập kỷ trước,khi giá dầu cao, lại trở thành một lựa chọn kinh tế và hấp dẫn với các nhà đầutư. Tuy nhiên, điều này rất bấp bênh và một dự án tốt nhất cũng có thể đổ vỡngay một khi giá dầu xuống 30USD/thùng.

Bên cạnh đó, Canada rất thiếu các đường ống dẫn dầu, gây khó khăn cho việc vậnchuyển và xuất khẩu dầu. Việc xây dựng các đường ống dẫn dầu ở Canada bị cácnhà môi trường phản đối với lập luận cho một khi đường ống bị rò rỉ, dầu nặng củaCanada sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều hơn so với các loại dầu khác. Chính Tổngthống Mỹ Barack Obama cũng phải hoãn chấp nhận việc xây dựng đường ống dẫn dầuKeystone XL, cho phép mang dầu từ Canada tới bờ biển vùng vịnh của Mỹ vì sự phảnđối tương tự từ nước Mỹ và sự chống đối dữ dội đang ngày một dâng cao từ phíangười dân bản xứ ở Alberta của Canada.

Một đường ống khác đang chung số phận với Keystone XL là hệ thống đường ốngNorthern Gateway nối từ khu khai thác dầu cát thuộc bang Alberta sang bangBristish Columbia ở phía tây để xuất khẩu sang thị trường châu Á, trong đó đíchnhắm đến là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Dự án này bị hoãn lại bởi khôngnhận được sự đồng thuận từ giới chức British Columbia và thổ dân bản địa.

Thêm vào đó, để khai thác được kho tài nguyên hydrocarbon của mình, Canada cầnvốn khoảng 50-60 tỉ USD mỗi năm. Nhưng khoản tiền đó vượt khỏi khả năng huy độngcủa thị trường vốn của Canada, Dave Collyer - một chuyên gia đến từ CAPP nhận định.Trong khi đó, Canada lại đang tỏ thái độ khá “lạnh nhạt” với những khoản đầu tưnước ngoài. Điển hình là việc hồi tháng 10, Chính phủ Ottawa đã từ chối thỏathuận tiếp quản Công ty năng lượng Progress Energy Resources Corp của Tập đoànDầu khí Quốc gia Malaysia Petronas trị giá 5,2 tỉ USD và “dùng dằng” mãi vớithương vụ thâu tóm Nexen trị giá 15 tỉ USD của Tổng Công ty Dầu khí Hải dươngTrung Quốc (CNOOC). Theo John Manley, cựu Bộ trưởng Công nghiệp Canada:"Việc khước từ liên tục như vậy sẽ khiến cho các nhà đầu tư thêm nghi ngờvà tỏ ra lo ngại đối với cam kết mở cửa thị trường của Canada và điều đó sẽ ảnhhưởng đến lợi ích của đất nước".

Một trở ngại nữa, không thể không nói tới, đó là vấn đề con người. Không ngườidân bản địa nào muốn sống gần khu khai thác cát dầu, do đó, các chủ đầu tư phải“nhập khẩu” lao động từ các vùng khác của Canada hoặc từ nước ngoài. Theo thốngkê trong lao động ở Fort McMurray, có đến 127 quốc tịch và họ nói 69 ngôn ngữ.Bất đồng ngôn ngữ, va chạm văn hóa và thiếu hụt kỹ năng ở các lao động này cũnggây ít nhiều khó khăn trong việc hợp tác lao động, sản xuất, khai thác dầu ởđây.

TheoLinh Phương