Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí có hấp dẫn?
02:04 SA @ Thứ Sáu - 04 Tháng Sáu, 2021

Trong những phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6, giá dầu thô Brent đã vượt mốc 70 USD/thùng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2019. Tính từ đầu năm, giá dầu Brent đạt mức trung bình 63 USD/thùng, tăng 52,7% so với cùng kỳ.

Theo các chuyên gia, diễn biến giá đầu đã phục hồi mạnh mẽ trong thời gian gần đây chủ yếu do triển vọng về nhu cầu năng lượng năng vào mùa hè tăng, nhất là khi các quốc gia phát triển với tốc độ tiêm vaccine nhanh chóng đang dần mở cửa trở lại, xu hướng dịch chuyển đang tăng dần về mức trước dịch. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đã phục hồi nhanh qua hàng tháng, các quốc gia tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch bệnh.

Thêm vào đó, hoạt động sản xuất tại các nền kinh tế tại khu vực Châu Âu, Mỹ, Anh, Trung Quốc đã tăng nhanh trở lại khi chỉ số quản trị mua hàng của nhà sản xuất (PMI) thể hiện mức tăng liên tiếp qua các tháng.

Ảnh minh họa.

Tiêu thụ nhiên liệu bay tại Mỹ cũng phục hồi mạnh từ mức đáy hồi tháng 4-5 năm ngoái. EIA dự báo tiêu thụ nhiên liệu bay của Mỹ sẽ đạt mức trước dịch vào tháng 7/2022.

Ngoài ra, EIA cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu ước tính ở mức 100 triệu thùng/ngày vào tháng 12 năm nay, quay về bằng mới mức trước dịch (tiêu thụ dầu mỏ trung bình theo tháng năm 2019 ở mức 101 thùng/ngày).

Diễn biến giádầu thế giới

Diễn biến giá dầu thế giới

Tương tự, OPEC cũng dự báo vào quý 4 năm nay, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cũng đạt mức trung bình là 99,5 triệu thùng/ngày, so với mức 100 triệu thùng/ngày năm 2019. Trong khi đó, nguồn cung dầu mỏ ước tính ở mức 99,6 triệu thùng vào tháng 12 năm nay, thấp hơn dự báo nhu cầu 1,6 triệu thùng/ngày.

Mặt khác, OPEC+ tiếp tục duy trì cắt giảm sản lượng theo đúng kế hoạch, từ mức cắt giảm 8,05 triệu thùng/ngày vào tháng 4 (bao gồm 1 triệu thùng/ngày cắt giảm sản lượng tự nguyện của Arab Saudi) và sau đó đưa dần mức cắt giảm về 5,95 triệu thùng vào tháng 7/2021.

Sắp tới, khả năng về việc Iran gia tăng nguồn cung trên thị trường thế giới nếu thỏa thuận hạt nhân được phục hồi là một sự kiện quan trọng cần phải theo dõi. Số lượng giàn khoan toàn cầu (cả dầu và khí) mặc dù tăng trong những tháng gần đây, nhưng vẫn chỉ đạt mức hơn 1/2 so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Nói như vậy để thấy, xu hướng tăng giá dầu là không thể nào tránh trong thời gian tới. Thậm chí trong một cuộc trao đổi với Bloomberg, chuyên chuyên gia Daniel Yergin – Chủ tịch công ty tư vấn thị trường IHS Markit nhấn mạnh “nhu cầu dầu đang mạnh” và dự báo giá dầu có thể sớm tăng lên mức 80 USD/thùng.

Trên thị trường chứng khoán, định giá toàn ngành dầu khí đã được nâng lên nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu, cũng như thanh khoản dồi dào đổ vào thị trường chứng khoán.

Đối với Việt Nam, giá dầu duy trì trên mức 60 USD/thùng là điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác. Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng LNG cũng là một chiến lược được tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới. Nhiều dự án tổ hợp LNG đã được Chính phủ phê duyệt sẽ bổ sung nguồn khí nhập khẩu cho nhu cầu phát điện trong tương lai.

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí có hấp dẫn? - Ảnh 1

Tuy nhiên, trong một báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định, cơ hội giao dịch ngắn hạn theo giá dầu có sự khác nhau về các yếu tố cơ bản và ngành nghề kinh doanh.

Hiện cổ phiếu toàn ngành dầu khí tại Việt Nam có mức độ tương quan rất cao với giá dầu. Cụ thể, nếu dầu Brent tăng 1 thì tương quan của BSR là 0,82; PLX 0,78; GAS 0,77… "Vì vậy, vẫn có cơ hội giao dịch ngắn hạn với một vài mã cổ phiếu ngành dầu khí", nhóm nghiên cứu tại SSI nhấn mạnh.

Về triển vọng lợi nhuận trong quý 2/2021, SSI ước tính BSR, PLX, PLC, PVS, PVT sẽ tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng.

Nguồn: