Chốt phiên, giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 7/2015 giảm 19 cent, hay 0,4%, xuống 48,88 USD/thùng, thấp nhất kể từ 3/6.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 50,35 USD/thùng.
Tuần trước, giá dầu lập đỉnh mới trong năm 2016 ở mức trên 50 USD/thùng do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại Nigeria.
OPEC cho biết sản lượng dầu thô của khối trong tháng 5/2106 có thể giảm 100.000 thùng/ngày, chủ yếu do sản lượng của Nigeria giảm, và sẽ xuất hiện thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm nay nếu OPEC tiếp tục giữ tốc độ bơm dầu của tháng 5.
Đồng USD đã tăng 1,4% từ mức đáy của tháng 6 do lo ngại về việc Anh có thể ra khỏi EU (Brexit), lo ngại về kinh tế châu Á và khả năng nâng lãi suất của Fed.
Lo ngại về Brexit cũng khiến chứng khoán giảm và ảnh hưởng xấu đến đà tăng gần đây của giá dầu. Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng tỏ ra lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc do tình trạng dư thừa công suất và nợ tăng cao.
Những bất an về phiên họp chính sách tuần này của Fed cũng gây áp lực lên giá dầu dù ngân hàng trung ương Mỹ được dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất.
Số giàn khoan của Mỹ tăng tuần thứ 2 liên tiếp cũng khiến giới đầu tư sợ rằng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ lại tăng.
Tuy nhiên, giá dầu phiên 13/6 vẫn được hỗ trợ nhờ sự gián đoạn nguồn cung tại Nigeria.
Hôm 13/6, phiến quân Niger Delta Avengers - nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vừa qua vào cơ sở hạ tầng ngành dầu dầu mỏ của Nigeria - đã bác bỏ các cuộc đàm phán mà chính phủ Nigeria đề xuất.
Một số nhà phân tích dự đoán nhu cầu dầu thô tại châu Á, nhất là Trung Quốc, vẫn đứng ở mức cao với dự đoán nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ tăng thêm 730.000-760.000 thùng/ngày trong năm nay.
TIN KHÁC
Indonesia và Arab Saudi ký thỏa thuận đầu tư trị giá 27 tỷ USD(04/07/2025)
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7(04/07/2025)
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7(03/07/2025)
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực(02/07/2025)
Giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng thứ hai liên tiếp(01/07/2025)