Các Tập đoàn dầu khí phương Tây phớt lờ yêu cầu của Iraq
(Petrotimes) - Bất chấp việc không được LHQ và chính phủ trung ương Iraq công nhận là một quốc gia độc lập, các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới vẫn ký hợp đồng khai thác dầu mỏ với khu vực Kurdistan ở miền Bắc Iraq.
Sự đe dọa của Iraq đối với những công ty này và yêu cầu công nhận chủ quyền của Badghdad đối với Kurdistan đã trở nên vô ích bởi vì trữ lượng dầu khí khổng lồ ở khu vực Kurdistan quan trọng hơn. Trong khi các nguồn tài nguyên năng lượng lớn, nhưng hoạt động kém hiệu quả ở miền Nam Iraq trở nên suy yếu do những đấu đá nội bộ trong chính phủ thì khu vực Kurdistan ở miền Bắc đang trở thành một trong những khu vực khai thác năng lượng nóng và có lãi nhiều nhất thế giới. Ước tính trữ lượng dầu mỏ ở khu vực này lên tới 45 tỷ thùng, trong khi trữ lượng khí đốt tự nhiên là khoảng 6.000 tỷ m3.
Ảnh hưởng đang tăng lên của Kurdistan đối với các khu vực còn lại của Iraq cũng có thể khiến những người Kurds, vốn ủng hộ phương Tây, tuyên bố đốc lập và chính thức tách khỏi Iraq trong một cuộc nội chiến. Phía nam của biên giới Kurdistan hiện nay là những vùng đất giàu dầu mỏ, trong đó có những thành phố lớn của người Kurds là Mosul và Kirkuk, thủ phủ truyền thống của họ, nơi những người Kurds đã bị cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein trục xuất để "Arập hóa" khu vực này.

Nếu được độc lập, Kurdistan có thể nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất Trung Đông
Nếu người Kurds thành công trong việc thiết lập một nhà nước độc lập tại tất cả các vùng đất lịch sử của họ ở bên trong Iraq, một nước Iraq bị thu hẹp nhiều và có thể mất dần vị trí là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong khi Kurdistan có cơ hội nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất Trung Đông. Việc các công ty dầu mỏ lớn sẵn sàng cự tuyệt Iraq để "bắt tay riêng" với Kurdistan là sự "đánh cược" rằng Iraq sẽ không có khả năng giành lại quyền kiểm soát đối với Kurdistan.
Với việc Mỹ bất ngờ rút quân khỏi Iraq mà không đảm bảo sự có mặt quân sự hiện nay, Iraq và các nguồn dầu mỏ của nước này ngày càng rơi vào sự kiểm soát của Iran, khiến phương Tây thất vọng. Phương Tây dường như sẽ hỗ trợ Kurdistan trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Iraq. Một nhà nước Kurds ủng hộ phương Tây sẽ từ chối các nguồn năng lượng của Iran và khiến Tehran gặp khó khăn hơn nữa.
(Ảnh: nguồn Internet)
Sự đe dọa của Iraq đối với những công ty này và yêu cầu công nhận chủ quyền của Badghdad đối với Kurdistan đã trở nên vô ích bởi vì trữ lượng dầu khí khổng lồ ở khu vực Kurdistan quan trọng hơn. Trong khi các nguồn tài nguyên năng lượng lớn, nhưng hoạt động kém hiệu quả ở miền Nam Iraq trở nên suy yếu do những đấu đá nội bộ trong chính phủ thì khu vực Kurdistan ở miền Bắc đang trở thành một trong những khu vực khai thác năng lượng nóng và có lãi nhiều nhất thế giới. Ước tính trữ lượng dầu mỏ ở khu vực này lên tới 45 tỷ thùng, trong khi trữ lượng khí đốt tự nhiên là khoảng 6.000 tỷ m3.
Ảnh hưởng đang tăng lên của Kurdistan đối với các khu vực còn lại của Iraq cũng có thể khiến những người Kurds, vốn ủng hộ phương Tây, tuyên bố đốc lập và chính thức tách khỏi Iraq trong một cuộc nội chiến. Phía nam của biên giới Kurdistan hiện nay là những vùng đất giàu dầu mỏ, trong đó có những thành phố lớn của người Kurds là Mosul và Kirkuk, thủ phủ truyền thống của họ, nơi những người Kurds đã bị cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein trục xuất để "Arập hóa" khu vực này.
Nếu được độc lập, Kurdistan có thể nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất Trung Đông
Nếu người Kurds thành công trong việc thiết lập một nhà nước độc lập tại tất cả các vùng đất lịch sử của họ ở bên trong Iraq, một nước Iraq bị thu hẹp nhiều và có thể mất dần vị trí là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong khi Kurdistan có cơ hội nổi lên là một trong những quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất Trung Đông. Việc các công ty dầu mỏ lớn sẵn sàng cự tuyệt Iraq để "bắt tay riêng" với Kurdistan là sự "đánh cược" rằng Iraq sẽ không có khả năng giành lại quyền kiểm soát đối với Kurdistan.
Với việc Mỹ bất ngờ rút quân khỏi Iraq mà không đảm bảo sự có mặt quân sự hiện nay, Iraq và các nguồn dầu mỏ của nước này ngày càng rơi vào sự kiểm soát của Iran, khiến phương Tây thất vọng. Phương Tây dường như sẽ hỗ trợ Kurdistan trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Iraq. Một nhà nước Kurds ủng hộ phương Tây sẽ từ chối các nguồn năng lượng của Iran và khiến Tehran gặp khó khăn hơn nữa.
Nh.Thạch (Theo Post National)
TIN KHÁC
Giá dầu tăng gần 3% nhờ kỳ vọng đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung(09/05/2025)
Lý do Mỹ khó ngăn được dầu Iran chuyển sang Trung Quốc(08/05/2025)
Dự báo về đàm phán thương mại Mỹ-Trung kéo giá dầu đi xuống(08/05/2025)
EU đề xuất cấm nhập khẩu khí đốt Nga trước cuối năm 2027(07/05/2025)
Giá dầu thế giới tăng hơn 3%(07/05/2025)