Algeria: Lo ngại an ninh che mờ luật dầu mới sau cuộc đột kích đẫm máu
10:18 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Giêng, 2013

Đầu từ vào ngành dầu và gas tại Algeria có thể sẽ giảm khi lo ngại về chi phí an ninh sau khi một cuộc đột kích đẫm máu ở mỏ khí tại sa mạc làm lu mờ tác động của luật hydrocacbon được tạo ra để thu hút sự đầu tư của các công ty nước  ngoài, các nhà điều hành và phân tích cho biết vào ngày thứ 2 (21/1).

Libyan Prime Minister Ali Zaidan speaks about the repercussions of the situation in Mali, during a press conference in Tripoli on January 19, 2013. The Islamist gunmen who attacked a gas plant in Algeria, killing two people and taking hundreds of hostages before being overpowered by the army, came from Libya, the interior minister said.
Chính phủ Algeria đã có động thái nhanh chóng vào thứ 2 để thông qua luật dầu khí, hủy bỏ thuế lên các công ty nước ngoài, trong một động thái được xem như một nỗ lực nhằm trấn an các nhà đầu tư nước ngoài và kêu gọi sự quan tâm trở lại của các thành viên OPEC.

Tuy nhiên, các nhà điều hành cho biết cuộc tấn công khiến hơn 60 người thiệt mạng trong đó có nhiều lao động nước ngoài tại Algeria vừa qua có thể chỉ ra rằng sự đầu tư vào Algeria và những quốc gia sản xuất dầu lân cận như Libya và Mauritania sẽ tụt lại so với các quốc gia khác.

"Chi phí đã rất cao thậm chí sẽ còn cao hơn nữa", Giám đốc của Repsol tại Algeria, Gabino Lalinde cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

“Rủi ro an ninh và sự leo thang của mức chi phí mới sẽ làm cho Algeria trở nên kém hấp dẫn đối với các công ty dầu mỏ quốc tế,” ông cho biết thêm.

Công ty Tây Ban Nha này sản xuất khoảng 8.500 thùng dầu quy đổi mỗi ngày ở trong nước và có các cơ sở ở sâu trong sa mạc Sahara phía Nam Algeria và gần khu vực Amenas của tập đoàn BP.

Ngành dầu khí của Algeria, hiện chiếm 98% kim ngạch xuất khẩu của nước này, đã phải vật lộn để thu hút đầu tư trong các vòng đấu thầu gần đây do các nhà điều hành đang để mắt tới ngành dầu khí đang nổi của Iraq và Đông Phi.

Các nhà phân tích cho rằng luật mới của Angeria có thể ra đời quá muộn để đảo ngược xu hướng đầu tư.

"Sự thay đổi trong luật hydrocarbon lần này được ban hành muộn tới 2 – 3 năm. Algeria đã có các vòng đấu thầu không thành công và IOCs (các công ty dầu quốc tế) đã bỏ phiếu bằng đôi chân của họ", ông Charles Gurdon, Giám đốc quản lý của Menas Associates, một công ty tư vấn về rủi ro chính trị cho biết.

Libya và Algeria là các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba và thứ tư của châu Phi và Libya là quốc gia có lượng trữ lượng dầu lớn nhất tại châu Phi.

Cùng với Ai Cập, Lybia và Algeria là hai nhà cung cấp khí quan trọng của châu Âu.

Nguyễn Nhung

Theo Reuters