Cướp biển Đông Nam Á và chiêu cài nội gián
07:09 SA @ Thứ Hai - 27 Tháng Mười, 2014

Cài người vào các tàu chở dầu để thu thập thông tin chính xác là chiêu thức mà cướp biển Đông Nam Á thường dùng, nhưng phát hiện và phòng chống chuyện này là không dễ dàng.

Cướp biển ở Đông Nam Á tấn công tàu, cướp bóc rồi tẩu thoát. Ảnh:Wordpress.com

Cướp biển ở Đông Nam Á thực hiện chiêu thức tấn công tàu, cướp bóc rồi tẩu thoát. Ảnh: Wordpress

Những chi tiết đáng ngờ

Tối 28/5, 10 tên cướp trang bị súng và mã tấu đi xuồng cao tốc đã trèo lên tàu Orapin 4 của Thái Lan. Tàu này chở một lượng lớn dầu xuất phát từ Singapore đến hải cảng Pontianak ở miền Tây duyên hải Borneo - Indonesia. Bọn cướp khống chế thủy thủ đoàn, nhốt họ dưới hầm tàu, vô hiệu hóa các thiết bị liên lạc. Để đánh lạc hướng, chúng xóa âm đầu và âm cuối tên Orapin ở đuôi tàu. Tên mới của tàu bây giờ là Rapi.

Mất liên lạc với Orapin 4, hãng tàu Thái Lan trình báo nó mất tích, đồng thời kêu gọi các tàu bạn trong khu vực tìm kiếm giúp. Tuy nhiên, tàu Orapin 4 vẫn biệt tăm. Trong 10 giờ, bọn cướp vơ vét tư trang của 14 thuyền viên và hút hơn 3.700 tấn dầu trị giá 1,9 triệu USD.

Bốn ngày sau, tàu Orapin 4 trở về bến cảng Sri Racha của Thái Lan, thủy thủ đoàn an toàn. Vụ cướp tàu Orapin 4 sẽ không thu hút sự chú ý của dư luận nếu đây không phải là vụ tấn công thứ sáu trong chỉ có 3 tháng.

Tàu chở dầu Orapin 4. Ảnh:EPA

Tàu chở dầu Orapin 4. Ảnh: EPA

Orapin 4 là một trong số 11 chiếc tàu cùng loại của hãng Thai International Tankers. Trong 12 tháng qua, hãng tàu này bị cướp 4 lần trên biển. Vụ đầu xảy ra tháng 8/2013, đến tháng 10/2013 có thêm hai vụ cướp nữa. Orapin 4 là nạn nhân thứ tư. Trường hợp của tàu Orapin 4 tuy vậy có một số chi tiết không rõ ràng. Do đó, khả năng bọn cướp cài “người nhà” vào thủy thủ đoàn là điều cơ quan điều tra muốn làm rõ.

Chi tiết thứ nhất là lượng dầu bị cướp diễn ra trong thời gian quá nhanh. Theo ông Karsten von Hoesslin, chuyên gia về phân tích an ninh hàng hải của tổ chức Risk Intelligence, trong trường hợp này, không loại trừ khả năng thuyền trưởng chỉ huy cuộc hút dầu.

Băng cướp biển chuyên thực hiện các vụ cướp ở eo biển Malacca vừa bị bắt thực tế được cầm đầu bởi ông trùm đang ngồi tù.

Ông von Hoesslin có thâm niên 10 năm nghiên cứu cướp biển vùng Vịnh Guinea và Sừng châu Phi. Gần đây, ông nghiên cứu thêm cướp biển vùng Đông Nam Á. Theo ông, việc lấy nhanh một lượng lớn dầu như vậy là rất khó “nếu không có sự trợ giúp của thuyền trưởng và máy trưởng”.

Ông von Hoesslin từng “tai nghe mắt thấy” một thuyền trưởng và máy trưởng bán thông tin về chuyến tàu chở dầu sắp xuất cảng Pontianak cho một băng cướp địa phương. Với thông tin này, biết rõ lượng dầu trên tàu và nhật ký hải trình, bọn cướp đã ra tay dễ dàng, lấy dầu bán cho một khách hàng châu Âu.

Chi tiết thứ hai là sau khi bị cướp, thuyền trưởng có thể nối lại thiết bị GPS giúp hãng Thai International Tankers biết rõ tàu đang ở đâu hoặc ghé vào hải cảng gần nhất ở Malaysia để trình báo vụ việc. Thay vì làm như vậy, thuyền trưởng lại quyết định cho tàu chạy về cảng nhà ở Thái Lan vốn rất xa. Do đó, con tàu được coi là mất tích mấy ngày. Trong khoảng thời gian đó, không ai biết thuyền trưởng và thủy thủ đoàn làm gì, ở đâu.

Với những chi tiết đáng ngờ như thế, ông chủ hãng tàu Thái Lan Sengprasert liền tiến hành điều tra nội bộ. Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn sau đó được minh oan với kết quả “tin đồn có nội gián là vô căn cứ”. Tuy nhiên, vụ án sau đây cho thấy chuyện cướp biển cài người là hoàn toàn có thể.

Thực hư vụ tàu Sunrise 689 của Việt Nam bị cướp hàng ngàn tấn dầu đang được cơ quan chức năng làm rõ song một dạng tội phạm mới có tổ chức, khác xa cướp biển Somalia.

Nghi án Naniwa Maru No 1

Bọn cướp 8 tên người Indonesia đi trên một chiếc tàu đánh cá đã tấn công tàu chở dầu Naniwa Maru No 1 của Singapore lúc 0h55t (giờ địa phương) ngày 22/4. Tàu này chở 4.344 tấn dầu diesel xuất phát từ Singapore đến hải cảng Yangon, Myanmar. Vụ cướp diễn ra ở eo biển Malacca, gần hải cảng Klang của Malaysia. Sau khi khống chế thủy thủ đoàn gồm 18 người mang quốc tịch Thái, Myanmar, Indonesia và Ấn Độ, bọn cướp lấy 3.000 tấn dầu trị giá 2,5 triệu USD chuyển qua hai tàu hàng của chúng.

Ba giờ sau khi bọn cướp rút đi, thuyền viên trên tàu mới phát hiện có 3 người Indonesia mất tích, gồm: máy trưởng, thuyền trưởng và tài công. Báo cáo sơ bộ cho biết 3 người này bị bọn cướp bắt làm con tin. Theo ông Noel Choong, Trưởng Trung tâm Báo cướp của Văn phòng Hàng hải quốc tế đặt tại Malaysia, vụ này có nhiều điểm bất thường. “Đây là lần đầu tiên vụ cướp xảy ra ở vùng cực Bắc eo biển Malacca. Đây cũng là trường hợp đầu tiên bọn cướp bắt cóc con tin”, ông nghi vấn.

Chiếc Naniwa Maru No 1 đã được lai dắt về cảng Klang để điều tra. Tại đây, người ta phát hiện tư trang, quần áo và hộ chiếu của 3 con tin biến mất.

Cảnh sát Malaysia nghi ngờ 3 con tin này là người của băng cướp bởi nhiều ngày sau vẫn không nhận được yêu cầu đòi tiền chuộc nào.

Mắt xích yếu nhất

Hiện nay, mỗi khi một vụ cướp xảy ra, việc xác định tàu của ai, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn là người như thế nào rất khó khăn. Peter Chalk, chuyên viên nghiên cứu an ninh hàng hải thuộc tổ chức tư vấn Rand Corp, phân tích: “Trước đây, nếu chủ tàu là người Nga thì chắc chắn hãng tàu cũng là Nga. Tàu treo quốc kỳ Nga, thuyền trưởng và thủy thủ đoàn cũng toàn người Nga. Bây giờ thì rất khác, con tàu có thể của người Nhật nhưng đăng ký ở Panama, thuyền trưởng là người Indonesia còn thủy thủ đoàn là người Philippines chẳng hạn”.

Chuyện đa dạng hóa như trên tiện lợi cho chủ hãng tàu vì hệ thống tuyển nhân công đa quốc tịch giúp họ thuê mướn được người “mọi lúc, mọi nơi” với những hợp đồng ngắn hạn. Điều đó có lợi cho hãng tàu nhưng lại rất bất lợi cho cơ quan điều tra nếu sự cố bị cướp xảy ra. Theo các chuyên gia an ninh hàng hải, đó chính là mắt xích yếu nhất tạo ra môi trường thuận lợi cho tham nhũng và gian tặc.

Nguồn: