Bản tin năng lượng
  • Bản tin MXV Năng lượng 24/03: Giá dầu đảo chiều giảm trở lại vào cuối phiên khi Mỹ tạm thời chưa có kế hoạch lấp đầy kho dự trữ

    Dầu thô đã ghi nhận một phiên với diễn biến khó lường, khi tăng trong hơn nửa đầu phiên, nhưng sau đó đảo chiều giảm trở lại và kết thúc trong sắc đỏ. Kết phiên ngày 23/03, giá dầu WTI giảm 1,33% xuống 69,96 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,15% xuống 75,5 USD/thùng.
    24/03/2023
  • Bản tin MXV Năng lượng 23/03: Dầu thô nối dài đà tăng nhờ số liệu tiêu thụ tích cực và áp lực lãi suất giảm bớt

    Giá dầu phục hồi phiên thứ ba liên tiếp nhờ sự hỗ trợ kép từ cả yếu tố cơ bản về cung cầu và sự suy yếu của đồng USD. Kết thúc phiên 22/03, giá dầu thô WTI tăng 1,77% lên 70,90 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,80% lên 76,38 USD/thùng.

    Giá dầu đi ngang trong phiên sáng khi mà các nhà đầu tư đều thận trọng chờ đợi các thông tin đến từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Bước sang phiên tối, sức mua dần xuất áp đảo trên thị trường. Báo cáo tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) là một trong những yếu tố hỗ trợ củng cố đà tăng của giá dầu.
    Cụ thể, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 17/03 mặc dù tăng 1,1 triệu thùng, trái ngược với dự báo giảm, nhưng tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất giảm lần lượt 6,4 và 3,3 triệu thùng. Mức tồn kho sản phẩm lọc dầu giảm mạnh so với dự báo, kết hợp với tổng sản phẩm được cung cấp, một thước đo về nhu cầu, tăng lên 20,03 triệu thùng cho thấy tiêu thụ dầu ở Mỹ có sự tăng trưởng.
    Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm lọc dầu của Mỹ tăng lên mức kỷ lục gần 12 triệu thùng/ngày, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ đối với dầu thô của Mỹ. Hiện Mỹ cũng đang là nhà cung cấp hàng đầu cho các nước châu Âu, và dần bù đắp khoảng trống mà Nga để lại.

    Sức mua trên thị trường dầu càng được củng cố sau khi có kết quả cuộc họp của Fed. Các nhà hoạch định chính sách đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 4,75 – 5,00%, đây cũng là lần tăng thứ 9 liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Mặc dù vẫn thể hiện quyết tâm chống lạm phát, nhưng những phát biểu của Chủ tịch Fed, Jerome Powell cũng đã ôn hòa hơn khá nhiều.
    Biểu đồ dot plot, phản ánh quan điểm về lãi suất của các quan chức Fed, cho thấy lãi suất đỉnh của năm nay là mức 5,1%. Các nhà phân tích kỳ vọng, sẽ chỉ còn tối đa một đợt tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản nữa trong năm nay, trước khi lãi suất giảm trở lại vào năm sau.
    Thông tin này đã làm cho đồng USD suy yếu, với chỉ số Dollar Index giảm phiên thứ năm liên tiếp về 102,35 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2 năm nay. Bên cạnh việc chi phí đầu tư và kinh doanh dầu thô giảm, giá dầu cũng được hỗ trợ khi các nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng tiêu thụ dầu thô. Việc Fed không còn mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ làm giảm bớt sức ép lên nền kinh tế Mỹ nói riêng, và nền kinh tế toàn cầu nói chung, nhu cầu tiêu thụ dầu vì thế cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện trong thời gian tới.

    Trái với các thông tin tích cực của Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chi phí giá sản xuất đầu vào (PPI) trong tháng 2 của Anh tăng lần lượt là 10,4% và 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát vẫn leo thạng cộng với mức tăng cao hơn dự báo là yếu tố cho thấy nền kinh tế Anh vẫn đang phải xoay sở với áp lực lạm phát, và điều này có thể khiến cho Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tiếp tục thực hiện các chính sách tiền tệ. Đây có thể là một trong những yếu tố gây sức ép lên đà hồi phục của giá dầu trong thời gian tới.
    Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị
    Giá dầu đã phục hồi qua ngưỡng tâm lý 70 USD/thùng. Tuy nhiên khối lượng giao dịch giảm trong các phiên tăng gần đây cho thấy sự nghi ngờ của các nhà đầu về triển vọng của giá dầu. Nhiều khả năng giá sẽ test lại cạnh giữa của Bollinger Band. Nhà đầu tư có thể chia vốn để mở vị thế với mức giá trung bình 70 USD, với kỳ vọng chốt lời ở hai mức 71,7 USD và 72,7 USD.
    23/03/2023
  • Bản tin MXV Năng lượng 22/03: Rủi ro ngành tài chính tạm lắng, giá dầu tiếp đà phục hồi khi yếu tố cung cầu quay lại hỗ trợ thị trường

    Giá dầu tiếp tục phiên phục hồi thứ 2 liên tiếp khi việc giải cứu Credit Suisse làm dịu bớt lo ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu. Trong khi đó, gián đoạn trong việc sản xuất dầu tại nhà máy Pháp vẫn đang tiếp diễn do đình công, cũng đã thúc đẩy đà tăng của giá. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/03, giá dầu WTI tăng 2,73% lên sát ngưỡng 70 USD/thùng, dầu Brent tăng 2,07% lên 75,32 USD/thùng.
    22/03/2023
  • Bản tin MXV Năng lượng 21/03: Sắc xanh quay lại thị trường dầu trước kỳ vọng cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng đã được kiểm soát

    Giá dầu phục hồi 1% sau khi chạm mức thấp nhất trong 15 tháng do thị trường lo ngại về cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng có thể lan rộng trở thành suy thoái kinh tế và làm giảm nhu cầu tiêu thụ với dầu. Kết thúc phiên 20/02, giá dầu thô WTI tăng 1,33% lên 67,82 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 1,12% lên 73,79 USD/thùng.
    21/03/2023
  • Bản tin MXV Năng lượng 20/03: Giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong vòng gần 1 năm trước những rủi ro trên thị trường tài chính

    Thị trường dầu thô đã trải qua một tuần đầy biến động khi những cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế, đã kéo giá dầu lao dốc. Kết thúc tuần giao dịch ngày 13/03 – 19/03, giá dầu WTI đánh mất 12,83% xuống 66,93 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2021, và đây cũng là mức giảm trong tuần mạnh nhất trong vòng gần 1 năm qua. Giá dầu Brent cũng giảm 11,85% xuống còn 72,97 USD/thùng.
    20/03/2023
  • Bản tin MXV Năng lượng 17/03: Giá dầu cắt đứt chuỗi giảm mạnh 3 phiên liên tiếp khi phía OPEC+ lên tiếng trấn an thị trường

    Sau 3 phiên đánh mất tổng cộng gần 10 USD/thùng, giá dầu đã phục hồi trở lại từ mức đáy 15 tháng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/05, giá dầu WTI tăng 1,09% lên 68,35 USD/thùng, và dầu Brent tăng 1,37% lên 74,7 USD/thùng sau khi nhóm nước OPEC+ có các tín hiệu trấn an sau tâm điểm về những rủi ro trong ngành tài chính ngân hàng làm chao đảo thị trường trước đó.
    17/03/2023