Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm 2024 (ngày 2/1 – 7/1) , giá dầu tăng trở lại trước một số dấu hiệu gián đoạn nguồn cung cấp. Ngoài ra, căng thẳng tại khu vực Trung Đông và Biển Đỏ diễn biến phức tạp, cũng đẩy nhanh lực mua trên thị trường.
Giá dầu thế giới mở cửa với lực mua khá mạnh, có thời điểm dầu WTI chạm mốc 74 USD/thùng, cao nhất trong hơn một tuần qua trước tác động từ sự leo thang căng thẳng ở Trung Đông, và nguồn cung gián đoạn tại Lybia do biểu tình. Tuy nhiên, nhu cầu nhiên liệu thấp và lượng tồn kho tăng mạnh đã đẩy giá dầu đảo chiều giảm trở lại.
Kết thúc ngày giao dịch 3/1, giá dầu đảo chiều tăng về cuối phiên do lo ngại gián đoạn nguồn cung tại mỏ dầu hàng đầu của Libya. Ngoài ra, lực mua cũng được thúc đẩy trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục leo thang.
Giá dầu biến động mạnh trong phiên giao dịch đầu năm mới ngày 3/1, trước các thông tin xoay quanh rủi ro nguồn cung và tình hình kinh tế. Mở cửa phiên giao dịch, giá bật tăng 2 USD/thùng trước các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ của phiến quân Houthi cuối tuần qua, và báo cáo về sự xuất hiện của một tàu chiến Iran vào thứ Hai ngày 1/1. Tuy nhiên, giá bất ngờ đảo ngược mức tăng, giảm về vùng thấp nhất 3 tuần sau loạt dữ liệu kinh tế kém tích cực của Mỹ. Chốt phiên, giá dầu WTI giảm 1,77% xuống còn 70,38 USD/thùng. Dầu Brent giảm 1,49% xuống 75,89 USD/thùng.
Giá dầu ghi nhận phiên giao dịch ngày 28/12 với lực bán áp đảo. Chỉ trong hai phiên liên tiếp, giá đã về mức thấp nhất trong gần hai tuần qua. Nguyên nhân chủ yếu là do những căng thẳng tại Biển Đỏ có chiều hướng hạ nhiệt, khiến các tàu hàng vận chuyển thuận lợi và đẩy nhanh nguồn cung ra ngoài thị trường hơn. Thêm vào đó, lo ngại về tăng trưởng nhu cầu và tâm lý chốt lời cuối năm cũng góp phần gây sức ép lên giá.
Kết thúc ngày giao dịch 27/12, giá dầu gần như xóa bỏ hoàn toàn mức tăng của ngày hôm trước khi giảm gần 2%. Tâm lý lo ngại căng thẳng leo thang tại Biển Đỏ đã được xoa dịu khi một số chủ hàng bắt đầu nối lại hoạt động trong khu vực.