Trung Quốc có ý đồ ‘thôn tính’ thị trường dầu khí Mỹ Latin
02:05 SA @ Thứ Năm - 02 Tháng Bảy, 2015

Hiện nay, Trung Quốc đang mở rộng quan hệ hợp tác về kinh doanh và đầu tư năng lượng, đặc biệt là dầu khí với các nước ở khu vực Mỹ Latin.

Trung Quoc tang cuong nhap them dau cua My LatinẢnh: Business Insider

Gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo ở một số nước trong khu vực Mỹ Latin để bàn về các chiến lược kinh doanh, đầu tư và cam kết gia tăng mở rộng thương mại liên kết giữa hai bên về ngành năng lượng.

Ngành năng lượng là một trong những cơ hội lớn nhất để mở rộng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latin. Trung Quốc đã nỗ lực phối hợp để mở rộng liên kết năng lượng với khu vực này và thiết lập khả năng phụ thuộc về năng lượng, đặc biệt là về dầu khí. Đây chính là đòn bẩy để Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu từ khu vực này trong nhiều thập kỷ qua, và mối quan hệ giữa hai bên sẽ tiếp tục được mở rộng với nhiều lý do.

Đầu tiên, cuộc cách mạng khí gas và dầu đá phiến của Mỹ đang tạo ra những thay đổi chính cho các nhà sản xuất Mỹ Latin. Họ không chỉ phải điều chỉnh giá sao cho phù hợp mà họ còn phải thích ứng với việc giảm giá liên tục trong việc xuất khẩu năng lượng sang thị tường Mỹ do sự bùng nổ của dầu đá phiến.

Mỹ hiện nay đang cắt giảm nhanh chóng việc nhập khẩu dầu từ Mỹ Latin. Do đó, các nhà sản xuất dầu của Mỹ Latin đã bị thu hẹp đáng kể.

Việc giảm xuất khẩu dầu sang Mỹ sẽ buộc các nhà cung cấp Mỹ Latin phải tìm một thị trường lớn mạnh khác bù vào. Và Trung Quốc chính là một thị trường hợp lý.

Thứ hai, khi xuất khẩu dầu sang thị trường Mỹ giảm, Trung Quốc lại tăng cường lấy thêm các thùng dầu của Mỹ Latin và xu hướng này đã được tiến hành trong nhiều năm. Kết quả là, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ Latin về năng lượng ngày càng được tăng cường đáng kể.

Trên thực tế, gần như tất cả các nhà xuất khẩu dầu của Mỹ Latinh đã đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang Trung Quốc trong cùng một thời kỳ. Mặc dù sản lượng giảm, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng gấp ba lần.

Hiện nay, thị trường Trung Quốc đang phụ thuộc vào Venezuela với 16% nhập khẩu dầu, Brazil với 30%, trong khi Trung Quốc chỉ nhận được khoảng 10% tổng lượng nhập khẩu dầu mỏ từ tất cả các nước Mỹ Latinh.

Bất kỳ sự gia tăng sản xuất hoặc xuất khẩu được chuyển từ Bắc Mỹ đến châu Á đều sẽ được xử lý bởi các đội tàu chở dầu của Trung Quốc, các công ty hàng đầu của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần công suất tàu chở dầu trong những thập kỷ qua.

Ngoài ra, các cơ sở lọc dầu mới cũng đang được xây dựng ở châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribê với các công ty liên doanh Trung Quốc, thêm vào đó là một cơ sở lọc dầu mới đang được xây dựng ở đại lục Trung Quốc để xử lý dầu thô của Venezuela.

Sự thay đổi này mang lại lợi ích cho an ninh Trung Quốc. Đa dạng hóa nhập khẩu năng lượng vẫn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho một quốc gia tiêu thụ mạnh như Trung Quốc. Mặc dù biện pháp này cho thấy thị trường Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể sự đa dạng nhập khẩu của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc còn một khao khát lớn hơn, đó chính là giảm giá thành.

Dựa vào mối quan hệ tương đối vững chắc giữa hai bên, Trung Quốc đã nhanh chóng có được mức giảm giá từ 10-15%, thấp hơn mức chi phí được chiết khấu cho các lớp dầu thô khác nhau.

Ví dụ, trong năm 2013, chi phí trung bình mỗi thùng dầu nhập khẩu của Trung Quốc trên toàn cầu là 106 USD, trong khi chi phí trung bình mỗi thùng từ Venezuela là 89 USD, thấp hơn 16% so với mức trung bình.

Chính những ưu đãi này đã đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và ba công ty dầu khí quốc gia hàng đầu của Trung Quốc là CNPC, Sinopec, CNOOC.

Với những lý do trên, việc đầu tư năng lượng của Trung Quốc vào Mỹ Latin được dự kiến ​​sẽ phát triển hơn nữa và tiếp tục làm lu mờ các ngành khác. Sự kết hợp về địa chính trị, lợi nhuận, đa dạng hóa, và sự bốc hơi chậm của thị trường xuất khẩu chủ yếu như Mỹ Latin, tất cả các điểm này chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng cường đầu tư vào khu vực.

Ngược lại, Mỹ Latin dần dần sẽ phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Theo đó, các công ty Trung Quốc ngày càng được hưởng lợi lớn và các nhà sản xuất dầu của Mỹ Latin sẽ có ít sự lựa chọn hơn trong việc xuất khẩu dầu sang thị trường châu Á.

Nguồn: