Libya đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc trợ giúp bảo vệ cơ sở dầu mỏ và sân bay
07:15 SA @ Thứ Hai - 21 Tháng Bảy, 2014

(VINPA) - Hôm thứ năm vừa qua, Libya đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hỗ trợ việc bảo vệ các cơ sở dầu mỏ, cảng xuất khẩu dầu và các sân bay dân sự của nước này, đồng thời cảnh báo rằng tình hình sẽ trở nên tồi tệ nếu họ không nhận được sự hỗ trợ hơn nữa của quốc tế.

Toàn cảnh cảng dầu Marsa al-Hariga sau khi phiến quân Libya trao trả cho chính quyền. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng ngoại giao Libya, ông Mohamed Abdelaziz đã kêu gọi tổ chức quốc tế này "xem xét trường hợp của Libya một cách nghiêm túc trước khi quá muộn", cho thấy rõ rằng Chính quyền trung ương Libya đã quá suy yếu để có thể kiểm soát lực lượng dân quân đã từng giúp lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vào năm 2011.

Sân bay quốc tế Tripoli đã trở thành chiến trường kể từ khi bị tay súng được trang bị vũ khí hạng nặng tấn công vào hôm chủ nhật nhằm giành lại quyền kiểm soát từ tay lực lượng dân quân của đối thủ. Cùng với đó, các giao tranh kéo dài hàng tháng trời tại các mỏ và cảng dầu đã khiến doanh thu của chính phủ bị cạn kiệt.

Ông Abdelaziz cho hay, "hạn chế trong việc bảo vệ các mỏ dầu và các cảng xuất khẩu dầu vẫn còn là một vấn đề nghiêm trọng", đồng thời nói thêm rằng chính phủ nước này đã thất thoát 30 tỷ $ doanh thu khi các lực lượng nổi dậy chiếm giữ các khu vực này.
"Chúng tôi sẽ không đòi hỏi sự can thiệp của quân đội để bảo vệ các mỏ dầu này, nhưng chúng tôi cần lực lượng chuyên gia, những người được đào tạo để làm việc với người Libya và hướng dẫn cho chúng tôi cách để bảo vệ những khu vực chiến lược này.", Ông Abdelaziz bày tỏ.

Một nhóm phiến quân ở miền đông mới đây đã đồng ý trả lại hai cảng dầu mỏ mà lực lượng này nắm giữ trong gần một năm qua, trong khi một lực lượng khác đã đồng ý chấm dứt việc phong tỏa tại một mỏ dầu ở miền nam. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình có thể nổ ra bất cứ lúc nào khi mà các lực lượng dân quân có khả năng sẽ chiếm giữ các cơ sở dầu mỏ với ý định theo đuổi đòn bẩy chính trị và doanh thu dầu mỏ.

Chia sẻ với báo giới, Đại sứ Liên hợp quốc của nước cộng hòa Rwanda, chủ tịch Hội đồng bảo an trong tháng 7 cho biết, tổ chức 15 thành viên này đã xem xét tới lời đề nghị giúp đỡ của ông Abdelaziz.

Trong một tuyên bố của mình, Hội đồng Bảo an đã lên án các bạo lực gần đây tại Libya với lưu ý rằng điều này sẽ dẫn quan ngại sâu sắc về bạo lực lâu dài và có động cơ chính trị, thậm chí làm gây khó dễ cho chính quyền Libya trong việc kiểm soát tình hình.

Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Libya, ông Tarek Mitri, người đứng đầu cơ quan này đã thông báo cho Hội đồng bảo an về việc 160 nhân viên của Liên hợp quốc đã được phóng thích, hầu hết đều sang Tunisia.

Do số lượng các phe phái quân sự được huy động hiện diện tại thủ đô vẫn tiếp tục gia tăng, có khả năng sẽ xảy ra những leo thang đáng kể trong cuộc xung đột này. Tham vọng của tất cả các bên là rất cao", ông nhấn mạnh.

Nguồn: