Trong bối cảnh căng thẳng leo thang nguy hiểm giữa Israel và Iran, giới phân tích cảnh báo khoảng 20 triệu thùng dầu và các sản phẩm tinh chế mỗi ngày có thể bị ảnh hưởng nếu hoạt động vận chuyển qua eo biển Hormuz bị gián đoạn. Giá dầu có thể tăng tới 200-300 USD/thùng, gây áp lực lớn lên nền kinh tế toàn cầu, nhất là các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.
Giá dầu đã giảm nhẹ trong phiên 12/6, khi các nhà giao dịch chốt lời sau đợt tăng 4% của phiên trước đó, vốn được thúc đẩy bởi lo ngại rằng căng thẳng ở Trung Đông có thể gây ra gián đoạn nguồn cung.
Theo Kyiv Independent tại một cuộc họp báo ở Brussels (Bỉ), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã thông tin về dự thảo gói trừng phạt thứ 18 của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga, trong đó bao gồm các hạn chế bổ sung về năng lượng, ngân hàng, dầu mỏ và các lĩnh vực khác.
Ngày 10/6 Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh gia hạn lệnh cấm xuất khẩu dầu và sản phẩm dầu theo hợp đồng có giá trần do các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đặt ra cho đến ngày 31/12/2025. Lệnh cấm hiện hành có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2025.