Lọc dầu Dung Quất được phép hoạt động theo cơ chế tự chủ
02:29 SA @ Thứ Hai - 12 Tháng Chín, 2016

Chính phủ sẽ bãi bỏ thu điều tiết đối với các sản phẩm dầu, LPG, sản phẩm hoá dầu tiêu dùng trong nước (hiện đang ở mức 13% đối với xăng) đối với Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Đồng thời, cũng bãi bỏ các mức giá trị ưu đãi (hiện được cộng 3-7% thuế nhập khẩu vào giá bán) của BSR.

Việc Chính phủ cho phép Lọc hóa dầu Dung Quất hoạt động theo cơ chế tự chủ sẽ tăng tính chủ động trong cạnh tranh.

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 1725/QĐ-TTg ngày 3.9.2016 chính thức cho phép Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được hoạt động theo cơ chế tự chủ kể từ ngày 1.1.2017.

Chính phủ sẽ bãi bỏ thu điều tiết đối với các sản phẩm dầu, LPG, sản phẩm hoá dầu tiêu dùng trong nước (hiện đang ở mức 13% đối với xăng) đối với Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Đồng thời, cũng bãi bỏ các mức giá trị ưu đãi (hiện được cộng 3-7% thuế nhập khẩu vào giá bán) của BSR.

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 1725/QĐ-TTg ngày 3.9.2016 chính thức cho phép Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được hoạt động theo cơ chế tự chủ kể từ ngày 1.1.2017.

Như vậy, cùng với việc bãi bỏ các mức thu điều tiết và ưu đãi với BSR, quyết định nêu trên đã đáp ứng đúng đề xuất mà Công ty BSR nhiều lần đưa ra, đó là giảm thuế nhập khẩu dầu diesel và nguyên liệu bay Jet A1 từ 10% hiện tại về 0% - là ngang bằng với thuế suất thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu theo cam kết trong một số hiệp định FTA mà Việt Nam gia nhập đã có hiệu lực thực hiện.

Với quyết định này, BSR sẽ hoạt động theo cơ chế tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ động cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất mới sản xuất đáp ứng khoảng 40% nhu cầu xăng dầu của thị trường trong nước, 60% nhu cầu còn lại vẫn phải nhập khẩu.

“Vì vậy việc đưa giá xăng dầu cạnh tranh với hàng ngoại nhập là điều kiện rất tốt để các nhà nhập khẩu mua hàng của BSR trong thời gian tới” - Ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lọc dầu Bình Sơn – khẳng định.

Tại thị trường trong nước, với quy mô của BSR, hiện Công ty đang có nhiều lợi thế cạnh tranh: Thứ nhất, cạnh tranh về phí vận chuyển và bảo hiểm, vì khi mua hàng trong nước thì vận chuyển ngắn hơn do đó chi phí vận chuyển và bảo hiểm sẽ rẻ hơn; Thứ hai, đồng tiền thanh toán là đồng tiền Việt, khi mua hàng từ nhà máy lọc dầu thì các khách hàng trả tiền Việt, còn khi nhập khẩu thì phải trả đồng USD, do đó doanh nghiệp nhập khẩu bị ảnh hưởng khi tỷ giá đồng USD tăng; Thứ ba, thời gian đóng thuế, nếu doanh nghiệp mua trong nước thì mua xong 30 ngày sau mới phải nộp thuế nhập khẩu, còn khi mua hàng nhập khẩu thì phải đóng thuế nhập khẩu xong mới được nhập hàng; Thứ tư, giảm giá hàng tồn kho, nếu mua tại trong nước thì mình được giao ngay, thời gian nhanh hơn, còn nhập khẩu thì thời gian vận chuyển về lâu do đó khi giá giảm thì toàn bộ lô hàng bị ảnh hưởng.

Khi BSR tiêu thụ tốt sản phẩm lọc hóa dầu trong nước sản xuất được thì nhà máy lọc dầu vận hành ở công suất tối ưu và an toàn với 110% công suất.

Năm 2016, theo kế hoạch, BSR sẽ nộp ngân sách nhà nước 16.000 tỉ đồng, khi công suất nhà máy tăng thêm 10% thì số tiền nộp ngân sách cũng sẽ tăng lên thêm được 10%, tương ứng với phần tăng thêm của công suất (tương đương 1.600 tỉ đồng).

Việc được hoạt động theo cơ chế tự chủ cũng là cơ hội để BSR minh bạch hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước khi BSR dự kiến sẽ IPO vào cuối năm 2017 theo lộ trình Chính phủ đặt ra.

Nguồn: