Sudan thông qua biện pháp khẩn cấp để chấm dứt khủng hoảng nhiên liệu
02:27 SA @ Thứ Năm - 26 Tháng Chín, 2019

Tập đoàn quốc doanh Petrotrans sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển dầu và giám sát việc chuyển các nguyên liệu dầu đến trạm dịch vụ. Nội các Sudan cũng ra lệnh ngừng thu phí để tránh vận chuyển chậm trễ.

Trong ảnh:Các phương tiện xếp hà ng chờ mua xăng tại trạm xăng ở Khartoum, Sudan. (Nguồn:AFP/TTXVN)

Trong ảnh: Các phương tiện xếp hàng chờ mua xăng tại trạm xăng ở Khartoum, Sudan. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 24/9, Hội đồng Bộ trưởng Sudan đã thông qua các biện pháp khẩn cấp tăng nguồn cung nhiên liệu để chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.

Phát biểu với báo giới sau phiên họp nội các, Bộ trưởng Thông tin Sudan Faisal Mohamed Saleh cho biết Hội đồng Bộ trưởng Sudan đã thông qua một số biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề, trong đó có tăng lượng cung cấp dầu benzene và xăng hằng ngày tại thủ đô Khartoum và những nơi khác, cũng như thực hiện một số biện pháp để giải quyết vấn đề giao thông vận tải.

Tập đoàn quốc doanh Petrotrans sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển dầu và giám sát việc chuyển các nguyên liệu dầu đến trạm dịch vụ. Nội các cũng ra lệnh ngừng thu phí để tránh vận chuyển chậm trễ. Hiện nguồn dự trữ nhiên liệu của Sudan đủ dùng trong 40 ngày trong bối cảnh sẽ có thêm nhiều nhiên liệu cập cảng Sudan trong thời gian tới.

Sudan đã trải qua cuộc khủng hoảng nhiên liệu nghiêm trọng kể từ đầu năm tới nay. Tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu là một trong những nguyên nhân làm nổ ra các cuộc biểu tình từ tháng 12/2018 sau khi chính quyền quyết định tăng giá bánh mì gấp ba lần.

Phong trào biểu tình đã nhanh chóng biến thành một phong trào phản kháng chống chính quyền cựu Tổng thốngOmar al-Bashir, dẫn đến việc ông bị phế truất vào tháng Tư vừa qua.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Sudan Ibrahim Elbadawa đã công bố chương trình kinh tế 200 ngày để giải quyết các vấn đề cấp bách của nền kinh tế nước này.

Chương trình trên sẽ tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên, gồm ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu ngân sách, ổn định giá cả, hạ giá thành sinh hoạt, giải quyết các vấn đề của giới trẻ và chuyển từ viện trợ nhân đạo sang phát triển bền vững tại các khu vực xung đột.

Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng một nền kinh tế vĩ mô có khả năng đạt được giá trị gia tăng thông qua các ngành công nghiệp./.

Nguồn: