Người Libya tiếp tục xâu xé nhau vì dầu mỏ
02:29 SA @ Thứ Tư - 14 Tháng Chín, 2016

Tình hình Libya tiếp tục căng thẳng khi hai chính quyền ở quốc gia này tiếp tục giành giật những mỏ dầu của nhau.

tin nhap 20160913105721

Một cảng dầu của Libya

Chính quyền miền đông Libya đã kiểm soát được các cảng dầu, bảo đảm hoàn thành mọi nghĩa vụ trong việc cung cấp dầu cả trong nước và ngoài nước.

"Tổng công ty dầu của Libya sẽ tôn trọng tất cả các cam kết và hợp đồng hiện có với các công ty trong và ngoài nước" - người phát ngôn của Hạ viện (Quốc hội) Akil Issa Saleh cho biết trong một tuyên bố.

Quân đội Libya ở phía đông của đất nước, do tướng Khalifa Haftar chỉ huy và không trực thuộc Chính phủ Thống nhất quốc gia ở Tripoli, vào ngày 12/9 đã phát động một cuộc tấn công vào các cảng dầu quan trọng của Libya. Chưa đầy một ngày sau đó, quân đội của tướng Haftar tuyên bố rằng họ đã chiếm được các cảng Ras Lanuf, Brega và Es Sidra, đồng thời kiểm soát 80% cảng Zuveytina. Các cảng này trước đây bị các nhóm vũ trang trung thành với chính quyền tại Tripoli chiếm giữ.

Haftarah đứng đầu quân đội Libya, trung thành với Chính quyền Quốc hội dân cử ở miền Đông đất nước được bầu trong năm 2014. Chính quyền Quốc hội dân cử trước đây đã từ chối đề nghị của LHQ về việc thành lập một chính quyền trung ương hợp nhất với Chính phủ thống nhất quốc gia ở Tripoli. Chính quyền Quốc hội dân cử ở phía đông của đất nước nhấn mạnh rằng quân đội chính thức duy nhất là các lực lượng nằm dưới sự chỉ huy của tướng Haftorah, được quốc hội và chính phủ hợp pháp thành lập.

Ngoài ra, Quốc hội Libya cho rằng doanh thu từ dầu trong thời gian gần đây ở phía tây được Chính phủ Tripoli phân phối không công bằng.

"Những gì quân đội đã làm là nhằm bảo vệ các nguồn lực của nhân dân Libya, cũng như để chấm dứt tình trạng đầu cơ chính trị và tống tiền đã khiến cho Libya bị thiệt hại 100 tỷ USD trong vòng ba năm qua" – ông Akil Issa Saleh tuyên bố.

Tuyên bố này nhấn mạnh rằng các hoạt động để thiết lập quyền kiểm soát các cảng dầu được tổ chức với sự hỗ trợ tích cực của các bộ lạc địa phương.

Libya có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi, ước tính khoảng 48 tỷ thùng. Từ năm 2011, lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 1,6 triệu thùng mỗi năm do các vấn đề an ninh và sự khác biệt về quyền lực.

Được biết, ở Libya hiện song song tồn hai chính quyền là Chính quyền Quốc hội dân cử ở miền Đông đất nước và Chính phủ Thống nhất quốc gia ở Tripoli, quản lý khu vực phía tây.

Nguồn: