Top 20 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới: Saudi Aramco (1)
02:13 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Ba, 2014

(VINPA) - Saudi Aramco (Saudi Arabian Oil) là công ty dầu và khí tự nhiên quốc gia của Ả-rập Xê-út. Theo tạp chí Financial Times, giá trị của Saudi Aramco ước tính lên tới 10 nghìn tỷ USD; điều này khiến Saudi Aramco trở thành công ty giá trị nhất trên thế giới.

File:AramcoCoreArea.jpg

Trụ sở chính của Saudi Aramco tại Dhahran, Ả-rập Xê-út

Saudi Aramco không chỉ có trữ lượng dầu thô được chứng minh lớn nhất thế giới với hơn 260 tỷ thùng mà công suất sản xuất dầu hàng ngày cũng dẫn đầu thế giới. Saudi Aramco có trụ sở tại Dhahran[1] và hoạt động rộng khắp trên thế giới ở các lĩnh vực khai thác, sản xuất, lọc dầu, hóa chất và phân phối. Tất cả hoạt động của công ty nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Dầu khí và Tài nguyên Khoáng sản và Hội đồng tối cao Dầu khí và Khoáng sản. Tuy nhiên, Bộ là đơn vị chịu trách nhiệm nhiều hơn Hội đồng. Hiện, Khalid A. Al-Falih[2]Ali Al-Naimi[3] là hai nhân vật chủ chốt trực tiếp điều hành Saudi Aramco.

Logo Saudi Aramco

Saudi Aramco hiện đang vận hành Master Gas System, mạng lưới hydrocarbon lớn nhất thế giới. Năng lực sản xuất hàng năm khoảng 3,479 tỷ thùng, Saudi Aramco sở hữu hơn 100 mỏ dầu và khí ở Ả-rập Xê-út, trong đó trữ lượng khí tự nhiên là 284,8 nghìn tỷ feet khối tiêu chuẩn. Ngoài ra, Saudi Aramco còn sở hữu mỏ Ghawa, mỏ dầu lớn nhất thế giới và mỏ Shaybah, một trong những mỏ lớn nhất thế giới.

Sản lượng dầu và khí tự nhiên quy đổi của công ty này trong năm 2013 là 12,7 triệu thùng/ ngày. Theo đánh giá của tạp chí danh tiếng Forbes, Saudi Aramco hiện dẫn đầu trong top 20 công ty dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.

Lịch sử của Saudi Aramco bắt nguồn từ năm 1933 khi chính phủ Ả-rập Xê-út trao quyền thăm dò dầu mỏ cho một công ty Hoa Kỳ có tên gọi Standard Oil of California (SoCal). Sau những nỗ lực tìm dầu liên tiếp thất bại, công ty này cuối cùng đã tìm ra "vàng đen" trong năm 1938.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, công ty đổi tên thành Arabian American Oil Company (Aramco) và sau đó, Ả-rập Xê-út đã trải qua một thời kỳ phát triển chủ nghĩa dân tộc Ả Rập. Sự phát triển này phản ánh sự phản kháng của chính phủ khi không có cổ phần trong khi nhu cầu đối với dầu đang tăng lên trong nền kinh tế thế giới.

Do đó, năm 1950 Chính phủ Ả-rập Xê-út đã đòi hỏi và nhận được quyền kiểm soát một nửa Aramco. Năm 1973, để trả đũa cho việc Mỹ hỗ trợ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, Chính phủ Saudi mua thêm 25% của Aramco. Đến năm 1980, chính phủ Saudi kiểm soát toàn bộ công ty. Công ty bắt đầu có tên hiện tại Saudi Aramco như bây giờ vào năm 1988.

Vốn ban đầu, Saudi Aramco không có ý định tham gia lĩnh vực lọc dầu nhưng chính phủ Ả rập Xê-út muốn sẽ chỉ có một công ty sản xuất dầu duy nhất. Do đó, ngày 01/7/1993, Chính phủ ban hành một sắc lệnh hoàng gia sáp nhập Saudi Aramco với công ty lọc dầu quốc gia Samarec. Năm tiếp theo, một công ty con Saudi Aramco đã mua 40% cổ phần trong Petron Corp, công ty lọc dầu thô và phân phối lớn nhất ở Philippines. Kể từ đó, Saudi Aramco có thêm trách nhiệm lọc và phân phối dầu trong nước.

Hiện nay, công suất lọc dầu của Saudi Aramco là hơn 640.000 m3/ngày (liên doanh và vốn chủ sở hữu quốc tế: 328.000.000 m3 /ngày; liên doanh trong nước: 1.108 mpbd và các hoạt động hoàn toàn trong nước: 158.200.000 m3 /ngày), con số này dự tính sẽ tăng lên khi nhiều dự án mới bước vào khai thác.

Saudi Aramco:Yanbu Refinery to Start Production in 2014

Nhà máy lọc dầu Yanbu của Saudi Aramco với chi phí xây dựng ban đầu là $6 tỷ

Saudi Aramco hiện sở hữu một số lượng lớn các nhà máy lọc dầu, với 100% vốn nhà nước, liên doanh trong nước và liên doanh quốc tế.

Các nhà máy lọc dầu quốc gia:
• Nhà máy lọc dầu Jeddah
• Nhà máy lọc dầu Ras Tanura
• Nhà máy lọc dầu Riyadh
• Nhà máy lọc dầu Yanbu

Các nhà máy lọc dầu liên doanh trong nước:
• Nhà máy lọc dầu Saudi Aramco Mobil (SAMREF), Yanbu
• Nhà máy lọc dầu Saudi Aramco Shell (SASREF), Jubail
• Nhà máy lọc dầu Petro Rabigh, Rabigh
• Nhà máy lọc dầu Saudi Aramco Lubricating Oil (Luberef)
• Nhà máy lọc dầu Saudi Aramco Total Refining and Petrochemical (SATORP), Jubail
• Nhà máy lọc dầu Yanbu Aramco Sinopec (YASREF), Yanbu

Các nhà máy lọc dầu liên doanh quốc tế:
• Nhà máy lọc dầu Fujian Refining and Petrochemical (FRPC), Trung Quốc
• Nhà máy lọc dầu Sinopec SenMei (Fujian) Petroleum (SSPC), Trung Quốc
• Nhà máy lọc dầu Motiva Enterprises LLC, Mỹ
• Nhà máy lọc dầu Showa Shell, Nhật Bản
• Nhà máy lọc dầu S-Oil, Hàn Quốc


[1]: Dhahran là một thành phố nằm ở phía Đông của Ả-rập Xê-út, và là một trung tâm hành chính lớn của ngành công nghiệp dầu mỏ Ả rập.

[2]:Khalid A. Al-Falih sinh ra vào năm 1960 tại Riyadh, Ả-rập Xê-út. Ông lớn lên ở Dammam. Ông đã tham dự Đại học Texas A & M University ở College Station, hoàn thành bằng kỹ sư cơ khí vào năm 1982 và sau đó học tiếp bằng thạc sỹ tại Đại học King Fahd về Dầu khí và Khoáng sản năm 1991. Hiện ông là Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Saudi Aramco.

[3]: Al-Naimi tham gia Saudi Aramco năm 1947 lúc12 tuổi sau đó làm nghiên cứu ở Mỹ. Hiện tại, ông là Bộ trưởng Bộ Dầu khí và Khoáng sản của Ả-rập Xê-út, tham gia điều hành Saudi Aramco và được mệnh danh là người đàn ông quyền lực nhất trên thế giới trong lĩnh vực dầu mỏ.

Nguồn: