MXV
09:33' SA-07, 07/06/2022

Giá dầu giảm điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần, do lực bán chốt lời mạnh vào cuối phiên. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI giảm 0,31% xuống 118,5 USD/thùng trong khi dầu Brent giảm 0,18% xuống 119,51 USD/thùng.

Dầu thô tăng mạnh lúc mở cửa phiên, thúc đẩy bởi thông tin Saudi Arabia nâng giá bán chính thức các sản phẩm chủ lực sang thị trường châu Á, một tín hiệu cho thấy quốc gia đứng đầu OPEC+ tin tưởng vào sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ của khu vực này. Mức tăng lớn, khiến cho dầu nhẹ Arab giao tháng 7 sẽ cao hơn giá dầu Oman/Dubai trong khu vực đến 6,5 USD/thùng, so với chênh lệch 2,1 USD/thùng trước đây càng cho thấy sự tự tin của Saudi Arabia về các đơn hàng sắp tới, bất chấp nhóm OPEC+ vừa quyết định tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng tới. Kết hợp với chiến sự leo thang tại Ukraine, khi Nga gia tăng các hoạt động quân sự tại thủ đô Kiev, Ukraine. Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu do các lệnh cấm của EU lên Nga, các ngân hàng đầu tư Citibank và Barclays đồng loạt nâng dự báo giá dầu trong năm 2022, lên mức khoảng 113 USD/thùng.

Tuy vậy, giá dầu chịu áp lực chốt lời do giá đã chạm vùng đỉnh 3 tháng. Thiếu hụt các dự báo đáng tin về sự suy giảm nguồn cung từ Nga đã khiến cho giá dầu chưa thể phá vỡ đỉnh cũ. Bên cạnh đó, thông tin Ấn Độ đang thúc đẩy nhập khẩu dầu thô từ Nga cũng là yếu tố khiến lực bán gia tăng vào cuối phiên. Theo thông tin mới nhất, Ấn Độ sẽ mua lượng lớn dầu được chiết khấu từ công ty năng lượng Rosneft, với hợp đồng hiện tại lên tới 6 tháng, bất chấp các sức ép từ phía Mỹ muốn nước này giảm bớt các đơn hàng từ Nga. Tuy vậy, do Ấn Độ phải nhập khẩu đến 85% lượng dầu quốc gia này tiêu thụ, nên với mức chiết khẩu lên đến hơn 30 USD/thùng hiện tại, quốc gia này có động lục lớn để gia tăng các đơn hàng với Nga. Sự sẵn sàng của người mua châu Á này có thể giúp cho Nga tránh khỏi việc phải giảm công suất hoặc đóng cửa các mỏ dầu sau khi không còn có thể trông đợi vào khách hàng truyền thống tại châu Âu.

Phân tích kỹ thuật và khuyến nghị

Về mặt kỹ thuật, các chỉ số không có nhiều thay đổi. MACD vẫn có xu hướng tiến lên và duy trì trong vùng quá mua, trong khi dải Bollinger Bands di chuyển lên trên. Tuy vậy, giá gặp áp lực sau khi chạm cạnh trên dải Bollinger Bands, và lực bán liên tục xuất hiện tại khu vực 120-121 USD/thùng, có thể gây ra áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn. Do đó giới đầu tư nên quan sát thêm trong 1-2 phiên tới và không nên mở vị thế mới tại vùng giá hiện tại.

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
TIN NÓNG
Giá dầu thô thế giới
WTIBrent
Giá bán lẻ
Sản phẩm
Vùng 1
22.270
22.710
21.490
21.910
20.480
20.880
18.810
19.180
17.950
18.300
17.960
18.310
Loading....

Bản quyền © 2013 Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 702 - Tầng 7, Số 39A Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6278 9258   
Email: hhxd@vinpa.org.vn -  Website: vinpa.org.vn / hiephoixangdau.org - Facebook: hiephoixangdauvietnam

Tổng số lượt truy cập: .
Tổng số người truy cập: .
Số người đang trực tuyến: .